Hệ thống đèn chính trên xe máy được chia thành hai loại chính là đèn cốt và đèn pha, mỗi loại đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp ánh sáng cho xe và được sử dụng cho các mục đích cũng như địa điểm khác nhau. Trong bài viết ngắn ngay dưới đây của TINXE360, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết về mức xử phạt khi bật đèn chiếu xa trong đô thị ngay nhé.
Hệ thống đèn trên xe máy bao gồm đèn cốt (Code) và đèn pha (Phare), mỗi loại đèn đều có chức năng và mục đích sử dụng riêng biệt.
Đèn cốt là loại đèn chiếu gần với góc chiếu hướng thấp xuống mặt đường, giúp người điều khiển xe quan sát mặt đường ở khoảng cách gần. Đèn cốt thường được sử dụng trong khu dân cư, nội thành và đô thị. Một số quốc gia yêu cầu xe máy bật đèn cốt vào ban ngày để giúp các phương tiện khác dễ dàng phát hiện khi di chuyển.
Trái ngược với đèn cốt, đèn pha là loại đèn có góc chiếu xuống đường rộng hơn và cường độ sáng lớn hơn. Đèn pha cho phép người điều khiển xe quan sát ở khoảng cách xa hơn, thích hợp sử dụng khi di chuyển ở khu vực ngoại thành, đường cao tốc hoặc trong điều kiện thiếu sáng.
Tuy nhiên, việc bật đèn pha trong đô thị có thể gây chói mắt cho người điều khiển xe phía đối diện và dẫn đến nguy cơ tai nạn. Theo quy định của nghị định 171/2013/NĐ-CP, việc vi phạm sử dụng đèn pha trong đô thị có thể bị phạt tiền từ 80.000 đồng đến 100.000 đồng.
Vì vậy, để đảm bảo an toàn giao thông, người điều khiển xe máy nên hiểu rõ chức năng và quy định sử dụng đèn cốt và đèn pha cũng như tuân thủ đúng luật giao thông đường bộ trong việc sử dụng hệ thống đèn trên xe máy.
Trên đây là mức xử phạt khi bật đèn chiếu xa trong đô thị. Việc sử dụng đúng loại đèn vào thời điểm và điều kiện phù hợp sẽ giúp cải thiện tầm nhìn và đảm bảo an toàn khi lái xe máy trong mọi điều kiện thời tiết và môi trường đường giao thông
Xem thêm: THÓI QUEN “ĐÈN ĐỎ ĐƯỢC RẼ PHẢI”